
Mặc dù nguồn cung bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khan hiếm, nhưng trên 70% nguồn cung lại tập trung tại khu đông và nam thành phố. Dream Home Land dựa trên số liệu của các tổ chức nghiên cứu thị trường và các hiệp hội đã tổng hợp, thống kê, nhằm thấy được thị trường bất động sản khu đông và nam sôi động trong thời gian qua và tiếp tục dẫn dắt thị trường trong tương lai.
Nguồn cung bất động sản tập trung ở khu đông và nam thành phố Hồ Chí Minh
Như trước đó Dream Home Land đã có bài viết “Tổng hợp nguồn cung và tiêu thụ bất động sản trong 5 năm qua”, nguồn cung ngày càng giảm, trong khi đó nhu cầu nhà ở mỗi năm là rất lớn so với nguồn cung. Câu hỏi đặt ra nguồn cung hạn hẹp đó đang nằm ở đâu trên địa bàn thành phố?.
Theo số liệu của DKRA Vietnam cung cấp trong 3 năm qua tính đến tháng 8/2020:
| Nguồn cung | Khu Đông | Khu Nam | 2 khu | % |
2018 | 37223 | 11808 | 10793 | 22601 | 60.7 |
2019 | 24514 | 13728 | 6129 | 19857 | 81.0 |
2020 | 9169 | 4050 | 3716 | 7766 | 84.7 |
Nguồn cung Căn hộ theo khu vực
| Nguồn cung | Khu Đông | Khu Nam | 2 khu | % |
2018 | 1173 | 916 | 145 | 1061 | 90.5 |
2019 | 1413 | 903 | 81 | 984 | 69.6 |
2020 | 1856 | 816 | 512 | 1328 | 71.6 |
Nguồn cung Nhà phố/Biệt thự theo khu vực
Theo báo cáo Hiệp hội bất động sản trong năm 2019, số lượng dự án nhà ở tập trung nhiều nhất tại quận 9 (09 dự án), quận 7 (08 dự án), quận 2 (06 dự án), huyện Bình Chánh (04 dự án).

Như vậy, nguồn cung bất động sản lớn nhất đang nằm ở khu đông và nam thành phố trong 3 năm qua và sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Lý do nào khiến các nhà đầu tư tập trung tại khu đông và nam thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tiên phải nói đến chính là sự quan tâm rất lớn của chính quyền thành phố về cơ sở hạ tầng giao thông tại khu đông và nam thành phố. Đây là hai cửa ngõ quan trọng của thành phố để kết nối với các vùng kinh tế lân cận. Đó cũng là chiến lược phát triển của thành phố trong tương lai.
Do sự phát triển vượt bậc về hạ tầng chính so với các khu vực khác, chính là điểm làm thay đổi nhanh chóng toàn bộ diện mạo khu đông và nam trong thời gian qua. Biến nơi này trở thành thị trường bất động sản sôi động nhất thành phố trong các năm qua, với sự xuất hiện đầu tư của hàng loạt các chủ đầu tư lớn tên tuổi.
Một lý do không thể phủ nhận, đó chính là sự mong đợi của khách hàng đối với môi trường sống - làm việc và quy hoạch hiện đại của khu đông và nam thành phố trong tương lai.
Giá bất động sản khó giảm ở thị trường sơ cấp, giảm nhẹ ở thị trường thứ cấp?
Như chúng ta thấy đường tiêu thụ (màu đỏ như sơ đồ dưới đây) thấp hơn lượng cung bất động sản, đặc biệt năm 2020, lượng dư bán phân khúc nhà phố/ biệt thự tăng cao so với các năm trước, đây là tâm lý chờ giảm giá đang bao trùm thị trường bất động sản thời covid-19.


Tuy nhiên, xu hướng giảm giá chỉ diễn ra với các sản phẩm bđs giao dịch thứ cấp do dân đầu tư mắc kẹt. Theo một chuyên gia, “không loại trừ việc nhiều nhà đầu tư chịu áp lực kinh tế, sử dụng đòn bẩy tài chính, hết gánh nổi tiến độ thanh toán do ôm hàng quá nhiều, phải bán ra dưới giá vốn, cắt lỗ để thu hồi tiền”. Nhưng ở thị trường sơ cấp, giá bán bất động sản khó giảm sâu vì chủ đầu tư còn rất nhiều áp lực chi phí, rủi ro pháp lý.
Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, dù thị trường rơi vào cảnh trầm lắng nhưng giá bán bất động sản vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tại TP.HCM giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó loại hình căn hộ cao cấp giá tăng khoảng 2,75%, căn hộ trung cấp, bình dân có mức tăng mạnh nhất, vào khoảng 3,7%.
Trên đây là một số nhận định về thị trường bất động sản trong thời gian qua.
Dream Home / Ngôi nhà hạnh phúc - Vững bước công danh/ đã tổng hợp.